Phần mềm truyền thông tương tác – Digital Sinage

3.1. Mô tả tổng quan về phần mềm

Các tổ chức, các đơn vị  xây dựng Phần mềm Bảng thông tin điện tử với mục đích áp dụng phần mềm trong công tác quản lý tổ chức, đơn vị theo mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị đơn vị, tổ chức của mình nhằm thiết lập hệ thống quản lý và hỗ trợ tác nghiệp đơn vị, tổ chức của mình hiện đại và tiên tiến hơn qua đó chuẩn hóa và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý, tác nghiệp tổ chức, đơn vị mình, hướng tới đơn vị, tổ chức thông minh.

3.2. Mô tả tổng quan chức năng

− Phần mềm Bảng thông tin điện tử gồm các chức năng nghiệp vụ chính như sau:

Ø  Quản lý nội dung bao gồm các chức năng sau:

- Quản lý phòng ban;

- Quản lý thiết bị AP;

- Quản lý loại thiết bị trình chiếu;

- Quản lý nội dung trình chiếu;

- Quản lý lịch trình chiếu riêng cho thiết bị;

- Quản lý chi tin bài (chi tiết cho nội dung trình chiếu);

- Quản lý kho hình ảnh, video.

Ø  Quản lý quảng cáo: Quản lý doanh nghiệp liên hệ quảng cáo

Ø  Báo cáo, thống kê: Thống kê lượt truy cập signage trên thiết bị di động

Ø  Các chức năng chung

- Đăng nhập/đăng xuất;

- Quản lý thông tin cá nhân;

- Nhật ký hoạt động.

Ø  Quản trị hệ thống:

- Quản lý người dùng;

- Quản lý vai trò.

Ø  Phân hệ Digital Webapp trên từng AP: Hiển thị nội dung trình chiếu trên điện thoạ:

3.3. Kiến trúc Cloud - AP

Hình 1. Kiến trúc Cloud - AP

Mô tả:

  • Server/cloud của hệ thống quản lý nhiều Department, một Department gồm nhiều AP;
  • AP và Cloud giao tiếp với nhau qua REST API (giao thức HTTP/HTTPS);
  • AT&BMTT: Mỗi AP được cấp một tài khoản để truy cập vào Cloud, Cloud sẽ check bảo mật trước khi cung cấp thông tin, …
  • Phạm vi quản lý:

+ Admin/Quản trị hệ thống thực hiện:

·        Cấu hình địa chỉ private của AP (mang ý nghĩa đính danh AP);

·        Cấu hình các content trình chiếu theo từng Department (content của 1 Department sẽ apply cho tất cả AP thuộc Department).

+ AP chủ động request đến Cloud theo tài khoản của mình:

·        Request lấy Content (nếu có thay đổi) tại Cloud theo Department của mình và lưu trữ ở AP;

·        Request để update logs lên Cloud;

·        Mọi hành động gọi synz data (content, logs) đều xuất phát từ AP, Cloud không chủ động truy xuất trực tiếp data từ AP.

+ End-user truy xuất dữ liệu của AP thông qua IP (mọi thao tác tác, xử lý hiển thị content được AP xử lý, không request đến Cloud);

3.4. Kiến trúc trên AP

a) Tương tác của End-user

Hình 2. Tương tác của End-user

Mô tả:

  • End-user nếu không đăng nhập sẽ xem, truy xuất dữ liệu trực tiếp từ AP, AP xử lý hoàn toàn ở AP, không request lên Cloud;
  • End-user nếu thực hiện các thao tác Register/Login thì được redirect đến Cloud để xử lý việc xác thực (AP không xử lý xác thực tại AP);

Lưu ý: trong phạm vi của Digital Signage phase 2 sẽ chưa đưa options Đăng ký/ Đăng nhập cho End-user

b) Tương tác của Access Point

Hình 3. Tương tác của AP

Mô tả:

  • AP xử lý để cung cấp content cho End-user, trong quá trình này, AP sẽ ghi lại logs các thao tác của End-user (xem, xem chi tiết, navigation, …);
  • Định kỳ theo cấu hình:

+ AP sẽ gửi lại logs để Cloud lưu trữ tập trung phục vụ các mục đích Báo cáo, thống kê;

+ Truy xuất, download các nội dung có thay đổi ở Clound để lưu trữ và trình chiếu.

3.5. Kiến trúc trên cloud

Hình 4. Kiến trúc trên Cloud

Mô tả:

  • Cloud gồm Server App và Server DB (sử dụng PostgreSQL);
  • Web App Admin trên Server App thực hiện các tác vụ:

+ Quản lý các cấu hình hệ thống;

+ Xử lý nghiệp vụ:

·        Nghiệp vụ xác thực người dùng, cấp quyền;

·        Nghiệp vụ quản lý Department, AP, Content, Schedule trình chiếu;

·        Nghiệp vụ ghi logs toàn bộ hệ thống (ghi logs Admin, collect và lưu trữ logs APs);

·        Nghiệp vụ báo cáo, thống kê;

·        Nghiệp vụ đồng bộ dữ liệu với AP;

·        Các nghiệp vụ khác: quảng cáo, …

  • Các dữ liệu nghiệp vụ được lưu trữ tại Server DB (sử dụng PostgreSQL).

Lưu ý: trong phạm vi của Digital Signage phase 2 sẽ chưa bổ sung Server logs riêng, tuy nhiên, định hướng sẽ bổ sung hệ thống/server logs riêng chuyên xử lý lưu trữ, truy xuất logs (ví dụ: ELK stack) để phục vụ chuyên biệt khi scale Hệ thống.

3.4. Sơ đồ thực hiện đồng bộ hóa dữ liệu

a) Các trạng thái đồng bộ của AP

Hình 5. Các trạng thái của AP

Mô tả:

  • Chưa đăng nhập: AP được cấu hình vào Cloud, tuy nhiên chưa nhập được bất kỳ request nào từ AP;
  • Mất kết nối: AP đã từng request đến Cloud, tuy nhiên đã quá thời gian cần reuqest nhưng chưa thấy AP tiếp tục request. Đối với trạng thái này sẽ có thời gian request gần nhất;
  • Cập nhật lỗi: AP vừa request đến Cloud để kiểm tra synz content, tuy nhiên quá trình thực hiện có lỗi xảy ra làm đồng bộ không thành công. Đối với trạng thái này có thể xem chi tiết lỗi cũng như dự kiến thời gian đồng bộ lại;
  • Đang cập nhật: AP đang thực hiện đồng bộ dữ liệu từ Cloud. Đối với trạng thái này có thể thấy được tiến trình đồng bộ (đã đồng bộ được bao nhiêu item trên tổng số item cần đồng bộ);
  • Hoạt động: AP vẫn request đến Cloud đúng theo định kỳ.

b) Sơ đồ tuần tự đồng bộ dữ liệu

Hình 6. Sơ đồ tuần tự đồng bộ dữ liệu

Mô tả:

  • Bước 1: AP sẽ sử dụng tài khoản được cấp để connect vào Cloud;
  • Bước 2: Cloud kiểm tra quyền theo thông tin AP gọi lên:

+ Nếu không có quyền, trả thông báo lỗi, AP không thể truy xuất được dữ liệu;

+ Nếu có quyền, trả token về cho AP, đến Bước 3.

  • Bước 3: AP dựa vào cấu hình thời gian đồng bộ để liên tục gọi kiểm tra có sự thay đổi content ở Cloud hay không? (hiện tại đang cấu hình là 2s)
  • Bước 4: Cloud kiểm tra có thay đổi liên quan đến AP đang gọi lên (Cloud sẽ lưu 1 biến flag change cho mỗi AP, khi Cloud có thay đổi content liên quan đến AP nhưng chưa được đồng bộ thì biến này là true, nếu không có thay đổi hoặc thay đổi đã được synz xong thì biến này là false):

+ Nếu không, trả thông tin không có thay đổi, kết thúc step;

+ Nếu có thay đổi, trả danh sách các content thay đổi cho AP, đến Bước 5

  • Bước 5: AP dựa vào list content thay đổi được nhận, liên tục gọi download content theo thứ tự trong list cho đến khi nhận hết content;
  • Bước 6: Cloud đưa request của AP vào hàng đợi (dựa vào cấu hình của server, Cloud sẽ thiết lập hàng đợi gồm n luồng xử lý download) và thực hiện trả content theo hàng đợi.

Lưu ý: Khi AP đang thực hiện đồng bộ dữ liệu (Bước 5, 6) thì sẽ tạm dừng gọi kiểm tra nội dung thay đổi (Bước 2), chỉ sau khi đồng bộ toàn bộ content thành công, AP mới tiếp tục thực hiện Bước 2 theo thời gian được cấu hình.

c) Các thông tin đồng bộ

  • Screen theo Department;
  • Content theo Screen;
  • Template detail theo Screen;
  • Schedule của TV theo Department;
  • Đồng bộ Logs/Notification của client/DisplayDevice lên Cloud

* Screen doanh nghiệp được chuẩn hóa xử lý như screen thông thường.

4.  Các khóa đào tạo nhân lực triển khai ứng dụng công nghệ VR, AR.

4.1. Những lý do để các tổ chức, đơn vị quan tâm đến công nghệ VR, AR

Có thể tổ chức, đơn vị của bạn đang hoạt động hiệu quả mà không áp dụng công nghệ VR và AR, tuy nhiên việc không triển khai các công nghệ này có thể khiến đơn vị của bạn gặp phải một số khó khăn và bỏ lỡ cơ hội trong bối cảnh hiện đại và thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0. Các khó khăn có thể sẽ đến với công ty bạn là:

Ø  Giới hạn trong đào tạo và phát triển nhân viên

Việc đào tạo nhân viên trong các tình huống phức tạp và yêu cầu tương tác thực tế thường gặp phải các rào cản về chi phí và rủi ro nếu không ứng dụng công nghệ VR, AR sẽ rất khó khăn. Đặc biệt, trong các lĩnh vực như y tế hoặc giáo dục, việc tái hiện các tình huống thực tế không phải lúc nào cũng khả thi hoặc an toàn.

Ø  Khó khăn trong việc đổi mới, sáng tạo sản phẩm để tăng tính cạnh tranh.

Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, các công ty cần không ngừng đổi mới để duy trì tính cạnh tranh, việc không ứng dụng công nghệ AR/VR dẫn tới việc giảm khả năng đổi mới sáng tạo, phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới, từ đó khó giữ và cải thiện vị thế cạnh tranh.

Ø  Khó khăn trong việc hợp tác và kết nối quốc tế

Với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các công ty cần phải tăng cường khả năng hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, sự thiếu hụt công nghệ kết nối từ xa hoặc mô phỏng có thể làm giảm hiệu quả trong việc hợp tác giữa các đội ngũ ở các quốc gia khác nhau.

Ø  Khó khăn trong việc tối ưu hóa quy trình và tiết kiệm chi phí

Việc quản lý quy trình công việc trong các tổ chức, đặc biệt là trong các lĩnh vực phức tạp như y tế và giáo dục, thường gặp phải khó khăn do sự thiếu hụt công cụ tối ưu hóa quy trình hoặc công nghệ cũ chưa đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu mới.

4.2. Công nghệ VR, AR

4.2.1. Công nghệ VR, AR là gì?

Thực tế ảo (VR) là công nghệ tạo ra môi trường ảo 3D, cho phép người dùng hoàn toàn đắm chìm trong không gian ảo qua các thiết bị như kính VR.

 

Thực tế ảo tăng cường (AR) tích hợp các yếu tố ảo vào thế giới thật, cho phép người dùng quan sát và tương tác với thế giới ảo trong thời gian thật qua smartphone hoặc kính AR

4.2. Lợi ích của công nghệ VR, AR

Ø  Trải nghiệm học tập sống động và trực quan

VR (Thực tế ảo): Mô phỏng môi trường học tập ảo như phòng thí nghiệm, di tích lịch sử hoặc không gian ngoài vũ trụ, giúp học sinh hiểu sâu hơn về nội dung thông qua trải nghiệm thực tế.

AR (Thực tế tăng cường): Hiển thị thông tin 3D ngay trong không gian thực, làm cho sách giáo khoa hoặc bài giảng trở nên sinh động hơn.

Ø  Học tập tương tác và hấp dẫn hơn

Công nghệ VR, AR khuyến khích sự tham gia của học sinh thông qua các hoạt động thực hành và khám phá. Học sinh trở thành người trải nghiệm thay vì chỉ là người quan sát.

Ø  Tiếp cận các tình huống khó hoặc nguy hiểm

VR cho phép học sinh tiếp cận các tình huống khó thực hiện trong thực tế, như phẫu thuật y khoa, xử lý khẩn cấp, hoặc thám hiểm vùng núi cao.

Ø  Cá nhân hóa học tập

Học sinh có thể học theo tốc độ của riêng mình và tập trung vào các nội dung khó nhờ vào các bài giảng VR hoặc AR được thiết kế riêng.

Ø  Tăng cường kỹ năng mềm

VR và AR có thể mô phỏng các tình huống xã hội, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm hoặc giải quyết vấn đề.

Ø  Tối ưu hóa chi phí và nguồn lực

Dù ban đầu đầu tư có thể cao, VR và AR giảm chi phí về cơ sở vật chất thực tế như phòng thí nghiệm hoặc dụng cụ học tập.

4.3. Chuẩn bị gì để triển khai VR, AR?

Hạ tầng phần cứng: Cần các thiết bị như kính VR/AR (Meta Quest, HoloLens), máy tính hoặc smartphone có hiệu năng cao.

Phần mềm: Cài đặt các phần mềm phù hợp cho nhu cầu (Unity, Unreal Engine cho phát triển).

Nguồn nhân lực: Các nhà phát triển và chuyên gia kỹ thuật quen thuộc với công nghệ 3D và làm việc với hạ tầng tương tác.

Hỗ trợ kỹ thuật: Thiết lập đội ngũ hỗ trợ và duy trì.

4.4. WENet và công nghệ VR, AR.

4.4.1. Quy trình khép kín – Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực VR, AR

Tại WENet, chúng tôi tạo ra quy trình đào tạo khép kín từ việc tuyển chọn học việc đến việc đào tạo và tiếp nhận vào làm việc sau khi tốt nghiệp.

Tuyển chọn học viên: Chúng tôi xác định các ứng viên có tiềm năng thông qua quy trình đánh giá năng lực chuyên môn và đam mê công nghệ.

Đào tạo chuyên sâu: Học viên được tiếp cận chương trình đào tạo hiện đại, bao gồm:

Kiến thức cơ bản về thiết kế 3D, VR, AR.

Sử dụng phần mềm và công cụ như Unity, Unreal Engine.

Thực hành thiết kế, phát triển nội dung tương tác.

Tích hợp thực tế: Học viên thực tập tại xưởng công nghệ VR, AR của chúng tôi, nơi họ tham gia trực tiếp vào các dự án thực tế cho khách hàng.

Dịch vụ triển khai nội dung VR, AR

Chúng tôi cung cấp các giải pháp nội dung VR, AR theo yêu cầu, đảm bảo đáp ứng mục tiêu kinh doanh hoặc giáo dục của khách hàng.

Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục, y tế, bất động sản, giải trí, và quảng cáo.

Quy trình triển khai:

Tư vấn nhu cầu: Đánh giá yêu cầu của khách hàng.

Thiết kế và phát triển: Sử dụng đội ngũ chuyên gia và công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm chất lượng.

Kiểm tra và bàn giao: Đảm bảo sản phẩm hoàn thiện và đúng với kỳ vọng của khách hàng.

Với quy trình khép kín từ đào tạo đến triển khai nội dung, chúng tôi cam kết mang lại nguồn nhân lực chất lượng cao và các giải pháp VR, AR đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường.